Thu hút FDI: Nỗi lo thiếu nhân sự cấp cao...
Theo công ty tuyển dụng nhân sự Navigos Search, năm 2014, nhu cầu về nhân sự cấp trung và cấp cao cho khối sản xuất mà các công ty dặt hàng đã vươn lên thay thế vị trí đứng đầu của khối thương mại trong nhiều năm trước đó.
Đặc biệt trong quí 4/2014, nhu cầu nhân sự của lĩnh vực sản xuất tăng mạnh, chiếm đến 27% so với 17% của quí 2 và quí 3.
Sau khi mua lại mảng thiết bị di động của Nokia, năm 2015 này Microsoft có nhu cầu tuyển 15.000 người làm việc trong các nhà máy sản xuất điện thoại chuyển từ Trung Quốc, Mexico, Hungary sang Việt Nam.
Tập đoàn Samsung hiện có nhà máy tại TPHCM, Bắc Ninh, Thái Nguyên và liên tục công bố các kế hoạch đầu tư để biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam cũng đang ở vị trí số 1 trong tầm ngắm đặt nhà máy sản xuất ở nước ngoài, vượt trên cả Trung Quốc.
Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc khu vực phía Nam của Navigos Search, cho biết trong năm 2014, Navigos Search phía Nam đã cung cấp hơn 100 vị trí công việc cao cấp cho các nhà máy tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An...
Mức lương trả cho các vị trí này dao động từ 4.000-12.000 đô la Mỹ/tháng. Về nhân sự trung cấp cho khối sản xuất, công ty cung cấp hàng trăm người, mức lương họ được trả từ 1.000-4.000 đô la Mỹ/tháng.
Nhu cầu lớn nhưng không phải lúc nào nhân sự Việt Nam cũng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Bà Mai kể cách đây chừng một tháng, một doanh nghiệp của Nhật tuyển vị trí giám đốc và các vị trí chủ chốt khác cho một nhà máy sắp đi vào hoạt động tại Bình Dương.
Tuy nhiên, vị trí giám đốc không tìm ra nhân sự đáp ứng yêu cầu nên doanh nghiệp phải đưa người từ nước ngoài sang làm việc và đang có kế hoạch đào tạo cấp dưới là người Việt Nam trong vòng hai năm để thay thế", bà Mai cho biết.
Xu hướng hiện nay của các nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam là chú ý tuyển dụng nhân sự người Việt thay thế cho nhân sự người nước ngoài. Thực tế đã chứng minh không ít người Việt có thể làm tốt những công việc cao cấp trong các nhà máy của nước ngoài.
Mặt khác, chi phí cho nhân sự người Việt thấp hơn rất nhiều so với việc đưa nhân sự nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Ở một số vị trí cao cấp phải thuê nhân sự nước ngoài sang Việt Nam làm việc, ngoài lương, doanh nghiệp còn phải lo việc đi lại, chỗ ở cho họ, đưa gia đình họ sang sinh sống, đóng học phí cho con... Nếu thuê nhân sự người Việt thì không phải lo những khoản này.
Xu thế này không phải bây giờ mới xuất hiện mà từ khi Intel vào tìm kiếm nhân sự ở Việt Nam nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn.
Đó là vào cuối năm 2009, nhà máy lắp ráp và kiểm định chip (ATM) của Intel tại Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động. Khi đó công ty này chạy đôn chạy đáo nhưng cũng chỉ tìm được 40 nhân sự đạt yêu cầu, trong khi con số theo kế hoạch sẽ phải là 3.000 người đến năm 2010.
Sự thiếu thốn nguồn nhân lực cũng phản ánh tính sẵn sàng của thị trường, là một trong những khó khăn mà Intel gặp phải.
Đặc biệt thị trường Việt đang thiếu nhất là những kỹ sư tài năng, một số vị trí lãnh đạo nhóm chuyên ngành kỹ thuật. Thiếu nhiều nhất vẫn là những kỹ thuật viên lành nghề, không yêu cầu quá cao về kỹ năng nhưng cần ngoại ngữ.
Hiện tại, số lượng nguồn nhân lực là kỹ thuật viên, kỹ sư điện tử tin học được đào tạo khá nhiều trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam, nhưng đầu ra, theo đánh giá của Intel, là chưa có khả năng sẵn sàng làm việc do không đủ kinh nghiệm.
Như vậy sau công nghiệp hỗ trợ thì nhân lực lại tiếp tục là sự thiếu hụt đáng tiếc khiến việc tiếp cận công nghệ hiện đại của Việt Nam như kỳ vọng đối với các dự án FDI lại càng trở nên xa vời.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn tham khảo: download quản trị nhân sự nguyễn hữu thân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét