Tự tổ chức tuyển dụng hay thuê công ty dịch vụ tuyển dụng ?
“Tiền mất mà người cũng không đậu” là lý do khiến nhiều doanh nghiệp (DN) không còn mặn mà với các công ty tuyển dụng nhân sự . Tuy nhiên, việc tự tuyển cũng không phải là giải pháp hợp lý.
Tại cả đôi đàng
Giám đốc nhân sự của một công ty chế biến thực phẩm cho biết: “Công ty đã phải chi một khoản không nhỏ để tuyển giám đốc marketing và giám đốc tài chính. Cả hai nhân sự này đều có bằng cấp và đã từng có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, cả hai giám đốc đều lần lượt ra đi vì... Không phù hợp với công ty. Tiếp tục tìm đến công ty tuyển dụng cũng vẫn rơi vào tình cảnh tương tự. Cuối cùng, chúng tôi quyết định tự tuyển dụng và kết quả lại khả quan”.
Theo ông Đỗ Thanh Năm, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn và Hỗ trợ chiến lược Win Win, nguyên nhân chính của tình trạng nhảy việc của nhân sự cấp cao là do môi trường làm việc của DN trong nước có nhiều khác biệt so với công ty nước ngoài, nhất là tác phong làm việc, tư duy lãnh đạo. Cách ứng xử theo kiểu "gia đình trị" cũng khiến các nhân sự từng làm việc cho công ty nước ngoài cảm thấy khó hòa hợp.
Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, bà Trần Thùy Trâm, Giám đốc Bộ phận tìm kiếm và Tuyển chọn Công ty đào tạo và Tư vấn nguồn nhân lực L&A, phân tích: "Sở dĩ có thực trạng trên là do các DN đều mong muốn tuyển được ứng viên thông qua các công ty săn đầu người với chi phí thấp và nhanh nhất. Dịch vụ tuyển dụng lại chạy đua với thời gian để bán được hồ sơ ứng viên mà ít quan tâm đến khả năng gắn kết lâu dài giữa ứng viên và DN. Do đó, kết quả hiển nhiên là ứng viên không đạt chất lượng thật sự như DN mong muốn".
Bà Lê Thị Thúy Loan, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Tuyển dụng Loan Lê, lại cho rằng: “Nguyên nhân là từ cả ba phía: DN, ứng viên và công ty tuyển dụng. Trong đó, nguyên nhân chính là do DN cung cấp thông tin sơ sài cho nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, cũng không ít DN không thực hiện các cam kết với ứng viên về công việc, lương bổng.
Về phía ứng viên, cũng có nhiều người không thành thật khi nói về trình độ, kinh nghiệm, không tìm hiểu về DN và công việc mình sẽ làm, mà chỉ quan tâm đến mức lương và chức vụ.
Do vậy, khi vào làm mới phát hiện ra mình không phù hợp và xin nghỉ việc hoặc bị cho nghỉ việc. Về phía công ty tuyển dụng, cũng có nhiều nhân viên không được đào tạo các kỹ năng phỏng vấn, không kiểm tra tham khảo kỹ càng và sàng lọc các ứng viên nên đã lọt nhiều ứng viên không đạt yêu cầu...”.
Tuyển dụng có còn đất?
Theo bà Loan, ưu thế lớn nhất của các công ty tuyển dụng là có sẵn trong tay nhiều ứng viên và hiểu rõ các ứng viên này. Một điều dễ thấy là nếu DN tự tuyển thì chi phí tuyển dụng có thể còn cao hơn thuê công ty tuyển dụng và chất lượng nhiều lúc không tốt bằng.
Bà Trâm thì cho rằng, DN tự tuyển dụng cũng có nhiều ưu điểm về mặt thời gian, tiết kiệm chi phí, nhưng chỉ những vị trí thấp như nhân viên, chuyên viên, phó phòng..., Còn những vị trí cao cấp thì nên sử dụng dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp.
Bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Công ty Talentnet, cũng thừa nhận: “DN có thể tự chủ động tuyển dụng như thời gian, quy trình..., Nhất là khi hiện nay, các kênh hỗ trợ DN trong việc tự tuyển dụng không phải là hiếm trên thị trường. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các công ty tư vấn nhân sự hoạt động không hiệu quả. Khi làm việc với các công ty tư vấn nhân sự, DN sẽ được tư vấn về thị trường lao động, mức lương, thưởng cạnh tranh trên thị trường đối với từng vị trí tuyển dụng...”.
Theo nhiều đánh giá, một lý do khác khiến các công ty nên làm việc với các công ty săn đầu người là khi tuyển những vị trí cấp cao, những vị trí khó tuyển trên thị trường, hoặc những vị trí công ty cần giữ bí mật. Các công ty tư vấn nhân sự có mối quan hệ rộng và mật thiết với những ứng viên cấp cao và những ứng viên này cũng có sự tin cậy đặc biệt đối với chuyên môn của các công ty tư vấn.
Đối với các vị trí cấp cao, kinh nghiệm làm việc cũng như mong muốn của họ không phổ biến ở các kênh tuyển dụng thông thường. Lúc này, vai trò của các công ty tư vấn nhân sự sẽ được phát huy khá rõ.
Thực tế này đã được ông Nguyễn Quốc Hoàn, Giám đốc Bộ phận Tuyển dụng nhân sự cao cấp VIPsearch trực thuộc Nhân Việt Management Group, minh chứng: “Trong quý I vừa qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều nhu cầu tuyển dụng từ khách hàng đối với các vị trí quản lý trung và cao cấp, mà trong đó chiếm phần lớn là các vị trí cao cấp. Điều này cho thấy DN quan tâm các vị trí trung, cao cấp nhiều hơn so với quý IV/2009. Trong đó, gia tăng nhiều có thể kể đến hai ngành: tài chính - ngân hàng (tăng 18%) và ngành hàng tiêu dùng (tăng 22%)”.
Ông Hoàn cũng cho rằng, để thực sự thành công khi thực hiện việc tuyển dụng các vị trí nhân sự cao cấp cho khách hàng, các công ty tư vấn phải thấu hiểu thị trường lao động cũng như có những mối quan hệ sâu rộng và hiệu quả cho công tác tìm kiếm. Ngoài ra, đội ngũ chuyên viên tư vấn cũng phải thật sự có kiến thức về các vị trí tuyển dụng cùng với sự chuyên nghiệp cần thiết để tiếp cận và chuyển tải thông tin.
Ông Hoàn nói thêm, DN khi có nhu cầu tuyển dụng các vị trí cao cấp thì nên nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các công ty chuyển về tuyển dụng. Bởi vì những công ty này có quan hệ sâu rộng để có thể lựa chọn ứng viên phù hợp nhất, ngoài ra cũng phải kể đến một vài trường hợp “săn” người từ các đối thủ cạnh tranh mà DN không thể trực tiếp “ra mặt” chiêu mộ.
Quantri.Vn
Chính sách nhân sự - SeABank
Chính sách Tuyển dụng
Được Ngân hàng sử dụng khá linh hoạt với nhiều cách thức “tuyển” để “dụng” khác nhau như: tổ chức các chương trình “Ngày hội nghề nghiệp" tại các trường đại học; tham gia các diễn đàn việc làm; tổ chức tuyển dụng với những tiêu chí tuyển dụng công khai, minh bạch… Với thông điệp “SeABank - Chào đón nhân tài”, trong thời gian qua, công tác tuyển dụng của SeABank đã gặt hái được những thành công nhất định với số lượng nhân sự đầu vào có chất lượng cao mặc dù thị trường nhân sự trong lĩnh vực tài chính ngày càng khan hiếm.
Chính sách đào tạo
Công tác đào tạo nhân viên luôn được SeABank đặc biệt chú trọng. Kế hoạch đào tạo được xây dựng trên cơ sở xác định khoảng cách mà NV hiện tại đang có và tiêu chí cụ thể của ngân hàng đối với mỗi vị trí, chức danh trong những thời điểm nhất định. Mục tiêu của đào tạo là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.
Với việc chính thức đưa Trung tâm đào tạo đi vào hoạt động, SeABank đã có một hệ thống giáo trình hoàn chỉnh cùng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp. Tất cả nhân viên làm việc tại SeABank đều có cơ hội tham dự các khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc, được ngân hàng tài trợ mọi chi phí.
Chính sách duy trì nguồn lực
Những nhân viên tài năng của SeABank có thể ở các bộ phận, vị trí khác nhau. Nhân viên tài năng được xác định dựa trên những tiêu chí định tính nhất định. Khi một cá nhân được xác định là “tài năng” của SeABank, nhân sự đó sẽ được đứng trong hàng ngũ đào tạo “lãnh đạo tiềm năng”, được hưởng chế độ đãi ngộ ưu đãi, đồng thời họ sẽ được bồi dưỡng kiến thức & bản lĩnh để đảm nhận những vị trí quản lý cấp cao trong tương lai.
Nhằm trao cơ hội cho tất cả các thành viên của SeABank trên toàn hệ thống, Ngân hàng thường xuyên tổ chức các cuộc thi như: “Đi tìm thủ lĩnh”, “Tìm kiếm kiểm soát viên tài năng”, Best Teller…. Qua những cuộc thi này, nhân viên SeABank đã thể hiện khả năng sáng tạo & khẳng định mình bằng những bước tiến vững chắc trong công việc.
Chế độ khen thưởng
SeABank thực hiện chế độ khen thưởng cho nhân viên căn cứ trên năng lực làm việc của chính nhân viên đó.
Về quy định chung, SeABank có các chế độ cơ bản như sau:
Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương;
Ngoài ra nhân viên còn được hưởng lương theo hiệu quả công việc tại từng tháng, được hưởng lương kinh doanh bổ sung hàng quý;
SeABank áp dụng chế độ thưởng cho các sáng kiến, cải tiến tốt trong công việc;
Thưởng trong các dịp lễ, tết của quốc gia
Thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm.
Chế độ phụ cấp
Ngoài chế độ lương cạnh tranh, thu hút , nhân viên SeABank còn được hưởng các chế độ phụ cấp nhằm góp phần bù đắp kịp thời, tương xứng sức lao động, sự đóng góp của nhân viên như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp điện thoại, phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút…; Ngoài chế độ lương cạnh tranh, thu hút , nhân viên SeABank còn được hưởng các chế độ phụ cấp nhằm góp phần bù đắp kịp thời, tương xứng sức lao động, sự đóng góp của nhân viên như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp điện thoại, phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút…;
Chế độ bảo hiểm xã hội
Tại SeABank, tất cả nhân viên chính thức đều được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo đúng quy định của Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, hàng năm SeABank còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên tại các bệnh viện có uy tín và chất lượng với các hạng mục khám đa dạng, phù hợp với từng vị trí làm việc.
Các chế độ khác
Khi gia nhập vào SeABank, mọi nhân viên sẽ được tham gia các hoạt động đoàn thể, tham gia vào các lễ hội của SeABank như Ngày hội phụ nữ SeABank, “Đi bộ nhanh – Fast Walking Fast Thinking”, Đêm Giáng sinh, Tổng kết năm, Hội diễn văn nghệ… Với việc tổ chức các hoạt động này, SeABank đã tạo ra một môi trường làm việc vui tươi, thân thiện, các nhân viên cảm thấy mình là thành viên của đại gia đình SeABank;
Hàng năm, SeABank thực hiện chế độ nghỉ mát, trang bị đồng phục cho nhân viên, chú trọng tổ chức các hoạt động từ thiện, chia sẻ đối với các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn thông qua đó xây dựng tinh thần hỗ trợ, đùm bọc trong tập thể SeABank với nhau và với xã hộ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét